Lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng

Thứ sáu - 14/12/2018 14:21 1.032 0
Lương tối thiểu vùng năm 2019 sẽ tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng

Ngày 16/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật Lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động theo hợp đồng lao động.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2019 cụ thể như sau: vùng 1 là 4.180.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.710.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.250.000 đồng/tháng và vùng 4 là 2.920.000 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp áp dụng cao hơn mức lương hiện nay khoảng 160.000 - 200.000 đồng/tháng, tăng bình quân 5,3% so với năm 2018.

Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Đối với lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định phải có mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nghị định cũng hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Riêng địa bàn tỉnh Tây Ninh được chia thành vùng 2 và vùng 3. Vùng 2 gồm thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu; vùng 3 gồm các huyện còn lại và tương ứng với mức lương tối vùng mới là 3.710.000 đồng/tháng đối với vùng 2 và 3.250.000 đồng/tháng đối với vùng 3.

Lê Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Huân chương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Văn bản chỉ đạo điều hành
Văn bản dự thảo
Xây dựng công đoàn vững mạnh
Nghiên cứu - trao đổi
Tư vấn pháp luật
https://congdoan.tayninh.gov.vn/download/Lich-lam-viec/
Hệ thống thông tin phục vụ công tác
Trang thông tin điện tử
Chinh1 phu3
Liên đoàn lao động việt nam
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay842
  • Tháng hiện tại15,641
  • Tổng lượt truy cập9,873,850
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây