Lịch sử Công đoàn Tây Ninh

Công đoàn Tây Ninh được ra đời, trưởng thành trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và ngày càng phát huy được vai trò là lực lượng nòng cốt của mình trong giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mỹ và thời kỳ xây dựng đất nước.

Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh

Sau khi biến nước ta thành nước nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột để phục vụ cho cuộc sống xa xỉ và cho chiến tranh mở rộng lãnh thổ của chúng. Điều đó đã làm cho nhân dân ta sống dưới hai tầng áp bức là thực dân Pháp và phong kiến. Lúc bấy giờ, cùng với phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai của cả nước, nhân dân Tây Ninh, nhất là các công nhân lao động ở các đồn điền cao su như Bến Củi, Vên Vên, Cầu Khởi, các phong trào đấu tranh ngày càng lan rộng và bước đầu thu được nhiều kết quả nhưng chưa có tổ chức nên bị thất bại do thực dân Pháp tăng cường bố ráp, vây bắt.
Để tập hợp giai cấp công nhân ở Tây Ninh vào một tổ chức đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1943, Công hội đỏ Nam bộ cử đồng chí Nguyễn Gia Đằng (Tư Cam) đến Tây Ninh. Đồng chí đã chọn xưởng dệt ở Trà Võ để hoạt động. Sau đó, đồng chí tìm cách liên lạc với công nhân ở các sở cao su khác. Năm 1944, đồng chí xây dựng được cơ sở ở cao su Bình Linh, Cầu Khởi, Bến Củi. Bên cạnh đó, phối hợp với mặt trận Việt Minh cử một số đồng chí đảng viên đi vào làm công nhân ở nhà máy đường, công nhân trồng mía và cả trong quân đội pháp để tuyên truyền vận động. Đến tháng 4/1946, được Tỉnh ủy đồng ý, đồng chí Nguyễn Gia Đằng thành lập 02 công đoàn cơ sở đầu tiên là đồn điền cao su Bến Củi và Bình Linh. Đây là bước ngoặt của phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương, là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng của công nhân Tây Ninh. Dưới sự lãnh đạo của nghiệp đoàn cao su, các hình thức đấu tranh đã diễn ra như lãng công, đổ mủ, nội ứng cho bộ đội đánh đồn… làm cho phong trào đấu tranh ngày càng sôi nổi và thu được nhiều kết quả.
Đến ngày 4/10/1947, nhằm thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong tỉnh chống thực dân Pháp, đồng chí Nguyễn Gia Đằng, Trưởng Ban Công vận đã khẩn cấp triệu tập cuộc họp cán bộ công đoàn để thành lập Liên hiệp Công đoàn và Liên đoàn cao su tỉnh.
Liên hiệp Công đoàn tỉnh đặt trụ sở tại Trà Vong do đồng chí Nguyễn Văn Khải làm thơ ký. Trụ sở Liên đoàn Cao su tỉnh đặt ở Bàu Gòn, do đồng chí Phạm Quang Lân làm thơ ký. Cơ quan ngôn luận là tờ báo Cao Su Chiến in bằng bột do đồng chí Nguyễn Gia Đằng phụ trách. Trong lần xuất bản đầu tiên, tờ báo đăng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với tinh thần dũng cảm, cách mạng của giai cấp công nhân Tây Ninh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, của Liên hiệp Công đoàn và Liên đoàn Cao su tỉnh, giai cấp công nhân Tây Ninh ngoài việc tích cực tham gia xây dựng nghiệp đoàn, tham gia đấu tranh kinh tế – chính trị và chiến đấu chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để góp phần giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Tây Ninh đã trải qua 8 lần Đại hội.
1. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ I (nhiệm kỳ 1977-1983) được diễn ra từ ngày 30-31/10/1977 tại Hội trường UBND tỉnh Tây Ninh với sự tham dự của 156 đại biểu.
* Mục tiêu đại hội là “Phát huy quyền làm chủ tập thể và ý chí tự lực tự cường của những người lao động tiến công nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Tập hợp, phát triển giai cấp công nhân; xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn các cấp; tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
* Đ/c Nguyễn Tấn được bầu giữ chức vụ Thư ký.
2. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ II (Nhiệm kỳ 1983-1988) được diễn ra từ ngày 28-29/8/1983 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 221 đại biểu.
* Mục tiêu đại hội là “Tổ chức Công đoàn các cấp coi trọng công tác giáo dục cán bộ, CNVC nâng cao nhận thức quan điểm giai cấp công nhân, xây dựng con người mới XHCN, thực sự làm chủ cơ quan, xí nghiệp, công- nông trường, thiết thực chăm lo đời sống của cán bộ, CNVC trong các cơ quan, xí nghiệp. Tích cực đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ tài sản XHCN, thực hành tiết kiệm, tổ chức giáo dục nắm cơ sở sản xuất tư nhân, tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp, động viên nâng cao ý thức làm chủ của công nhân, nhằm góp phần thiết thực, đấu tranh cải tạo tiểu thương, tiểu chủ, phát huy lực lượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp”.
* Đ/c Phạm Trọng Nghĩa được bầu giữ chức vụ Thư ký.
3. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ III (Nhiệm kỳ 1988-1993) được diễn ra từ ngày 29-30/8/1988 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 245 đại biểu.
* Mục tiêu đại hội là “Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm là phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và kỷ cương luật pháp, giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội cấp bách. Thực hiện công bằng xã hội, từng bước tạo ra những điều kiện, cơ sở vững chắc để nền kinh tế tỉnh nhà phát triển ổn định…”.
* Đ/c Phạm Văn Lợi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
4. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ IV (Nhiệm kỳ 1993-1998) được diễn ra từ ngày 25-26/6/1993 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 212 đại biểu.
* Mục tiêu của đại hội: “Tăng cường, củng cố và nâng cao chất lượng họat động công đoàn các cấp. Trọng tâm là sắp xếp ổn định tổ chức, bộ máy, biên chế. Mở rộng và phát huy dân chủ XHCN, xây dựng giai cấp công nhân vững vàng về chính trị và tư tưởng, năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới của địa phương, hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Tỉnh Đảng bộ đề ra”.
* Đ/c Phạm Văn Tám được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
5. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ V (nhiệm kỳ 1998-2003) được diễn ra từ ngày 17-18/6/1998 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 243 đại biểu.
* Mục tiêu đại hội: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn; Chăm lo bảo vệ lợi ích CNVCLĐ; Ra sức xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội; Xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH tỉnh nhà”.
* Đ/c Phạm Văn Tám được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
6. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2003-2008) được diễn ra từ ngày 19-20/6/2003 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 250 đại biểu.
* Mục tiêu đại hội: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, có đủ năng lực làm nồng cốt thực hiện CNH, HĐH tỉnh nhà; Phát động các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và hiệu quả trong CNVCLĐ; Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế; Nâng cao trình độ cán bộ; Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn; Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà”.
* Khẩu hiệu: “Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Tây Ninh vững mạnh”.
* Đ/c Nguyễn Văn Bình được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
7. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VII (Nhiệm kỳ 2008-2013) được diễn ra từ ngày 19-20/6/2008 tại Hội trường Tỉnh ủy Tây Ninh với sự tham dự của 243 đại biểu.
* Mục tiêu Đại hội: “Đổi mới mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn. Nâng cao năng lực tham gia kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tập trung phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế. Tổ chức sâu rộng các phong trào hành động cách mạng; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà”.
* Khẩu hiệu: “Đổi mới, sáng tạo hoạt động công đoàn vì quyền, lợi ích của người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước và tỉnh nhà”.
* Đ/c Nguyễn Văn Bình được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

8. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2013-2018) được diễn ra từ ngày 26 – 28/3/2013 tại Trung tâm Hội nghị Cherry Anh Đào với sự tham dự của 297 đại biểu.
* Mục tiêu Đại hội: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, có đủ năng lực làm nòng cốt trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà; đổi mới mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, làm tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CB,CC,VC,LĐ. Tập trung phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế. Tổ chức sâu rộng các phong trào hành động cách mạng; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà”.

* Khẩu hiệu hành động: “Tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh nhà”.

* Đ/c Nguyễn Xuân Hồng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

9. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023) được diễn ra từ ngày 26 – 27/6/2018 tại Hội trường Tỉnh uỷ với sự tham dự của 341 đại biểu.
* Mục tiêu Đại hội: Tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả; xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn; chú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ đối với người lao động; tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích làm điểm tập hợp thu hút đoàn viên và người lao động; hoàn thiện phương thức hoạt động phục vụ, phát huy vai trò tập thể đoàn viên tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tích cực xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
.

* Khẩu hiệu hành động: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, vì đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh Tây Ninh”.

* Đ/c Võ Văn Dũng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

10. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ X (nhiệm kỳ 2023-2028) được diễn ra từ ngày 04 – 05/10/2023 tại Hội trường Tỉnh uỷ với sự tham dự của 350 đại biểu.
* Chủ đề Đại hội: Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn; tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

* Phương châm Đại hội: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển.
* Đ/c Trần Lê Duy được bầu giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

Hệ thống công đoàn Tây Ninh hiện nay gồm có 9 LĐLĐ huyện, thị xã, 5 Công đoàn ngành và tương đương (kể cả Công đoàn Viên chức, Công đoàn các khu công nghiệp) với 1.366 CĐCS.

Thực hiện Nghị quyết các kỳ đại hội, thời gian qua, tổ chức công đoàn tỉnh nhà đã tập trung thực hiện và đạt kết quả trên nhiều lĩnh vực, nhất là công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn, đặc biệt là cuộc vận động tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác thi đua vận động CNVCLĐ đăng ký nhiều công trình sản phẩm chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc; các hoạt động xã hội như vận động CNVCLĐ đóng góp ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và gần đây nhất là phong trào ủng hộ quỹ nhà ở “Mái ấm công đoàn” nhằm xây dựng nhà ở cho CNVCLĐ nghèo chưa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ. Bên cạnh đó, hàng năm công đoàn giải quyết cho CNVCLĐ vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Tổng Liên đoàn và quỹ xóa đói giảm nghèo thuộc ngân sách địa phương, giúp cho nhiều CNVCLĐ có thêm thu nhập và việc làm.
Từ những phong trào trên, tổ chức công đoàn tỉnh nhà được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Cờ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND tỉnh.

 Ban biên tập

  Ý kiến bạn đọc

Huân chương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Văn bản chỉ đạo điều hành
Văn bản dự thảo
Xây dựng công đoàn vững mạnh
Nghiên cứu - trao đổi
Tư vấn pháp luật
https://congdoan.tayninh.gov.vn/download/Lich-lam-viec/
Hệ thống thông tin phục vụ công tác
Trang thông tin điện tử
Chinh1 phu3
Liên đoàn lao động việt nam
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay125
  • Tháng hiện tại13,273
  • Tổng lượt truy cập9,871,482
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây