Hội nghị được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức sáng ngày 27/10/2016. Tham dự có đồng chí Phạm Hùng Thái - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo và cán bộ công chức cơ quan LĐLĐ tỉnh, 100 báo cáo viên LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành, CĐCS trực thuộc tỉnh, ngành trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh.
Các đại biểu được đồng chí Phạm Hùng Thái – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo sơ lược lịch sử hình thành vùng đất Nam bộ để các báo cáo viên có cơ sở tuyên truyền, khẳng định Nam bộ là lãnh thổ thiên liêng của Tổ quốc, của người Việt Nam từ khi hình thành đến nay nhằm chống lại các luận điệu xuyên tạc về chủ quyền của vùng đất này.
[caption id="attachment_1459" align="aligncenter" width="640"] Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Hùng Thái báo cáo tại hội nghị[/caption]Đồng chí Nguyễn Thanh Hùng – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh báo cáo chuyên đề “Những cơ hội và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.
Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản như: đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn; tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế; thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn; góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ.
Bên cạnh những cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam, tổ chức Công đoàn phải đối mặt với nhiều thách thức như: việc cho phép người lao động làm việc trong một doanh nghiệp, không có sự phân biệt được thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không phải xin phép trước; tổ chức của người lao động không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị mà không trái với những quyền lao động được nêu trong Tuyên bố của ILO, nên tổ chức của người lao động chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động; nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của Công đoàn Việt Nam có nguy cơ bị giảm sút (đoàn phí, kinh phí công đoàn); tổ chức của người lao động có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức của người lao động Việt Nam hoặc quốc tế đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Trước tình hình mới Công đoàn Việt Nam phải vững vàng về tổ chức, cán bộ phải tâm huyết, bản lĩnh, mạnh về cơ sở vật chất thì mới đủ sức thu hút đối với người lao động và tổ chức mới của người lao động.
VP LĐLĐ tỉnh
Ý kiến bạn đọc