Tăng thu nhập từ nguồn vốn hỗ trợ việc làm dành cho người lao động

Thứ sáu - 28/09/2018 10:01 432 0
Tăng thu nhập từ nguồn vốn hỗ trợ việc làm dành cho người lao động

Trong những năm gần đây chương trình cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có những tác động rất tích cực, hỗ trợ trực tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Nhờ đó, nhiều người đã phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và mức sống.

Theo ông Lâm Minh Lâm – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Châu Thành cho biết: “Trong 2017, Liên đoàn Lao động huyện đã phân bổ chỉ tiêu cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với tổng số tiền 200 triệu đồng và phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân cho 20 hộ công chức, viên chức, lao động trên địa bàn huyện với mức vốn vay bình quân 10 triệu đồng một hộ. Các hộ khi có nguồn vốn đã đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt như: nuôi bò, nuôi heo, chim bồ câu, trồng khoai mì… Từ nguồn vốn 200 triệu đồng, Liên đoàn Lao động huyện Châu Thành đã phân bổ xoay vòng về Công đoàn cơ sở của xã Đồng Khởi, cho 20 hộ vay để trồng trọt và chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập. Tuy nguồn vốn vay còn ít nhưng hầu hết các hộ công chức, viên chức, lao động sau khi vay vốn đã sử dụng đúng mục đích.

[caption id="attachment_6285" align="alignright" width="640"] Anh Phan Thanh Tuấn đang chăm sóc bồ câu con mới sinh sản[/caption]

Với số vốn 10 triệu đồng ban đầu,  anh Phan Thanh Tuấn – sinh năm 1975, công chức đang làm việc tại Văn phòng Hội đồng nhân dân xã  Đồng Khởi đã đầu tư làm chuồng trại nuôi chim bồ câu gà tại gia đình ở ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi. Đây là giống bồ câu có kích thước vượt trội so với những giống khác, dễ tìm nguồn tiêu thụ.

Tuy nhiên, với số vốn ban đầu ít ỏi, anh Tuấn chỉ đầu tư mua được 05 cặp bồ câu gà giống với chi phí hơn 5 triệu đồng, phần còn lại anh làm chuồng trại. Nhờ tìm hiểu được kỹ thuật chăn nuôi và tích lũy kinh nghiệm, từ số bồ câu giống ít ỏi ban đầu, đến nay anh Tuấn đã phát triển được hơn 200 con bồ câu giống và thịt. Mỗi lứa bồ câu từ khi nở đến lớn chỉ khoảng hơn một tháng là có thể xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn, hàng tháng anh Tuấn có thể kiếm thêm thu nhập gần 2 triệu đồng. Ngoài ra anh còn tận dụng nguồn thức ăn thừa của bồ câu để nuôi thêm gà. Số tiền tăng thu nhập này bổ sung thêm chi phí nuôi các con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình.

Cũng từ nguồn vốn 10 triệu đồng vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, ông Trần Tấn Khoa – sinh năm 1950, cán bộ Mặt trận Tổ quốc xã Đồng Khởi đã góp thêm vào nguồn vốn gia đình đầu tư mua 01 con bò giống trị giá 14 triệu đồng và làm chuồng trại bò với chi phí 6 triệu đồng tại gia đình ở tổ 16, ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi. Nhờ nguồn thức ăn tự nhiên là cỏ được nuôi trồng trong đất gia đình nên chi phí thức ăn cho bò tương đối thấp. Ngoài công việc ở cơ quan xã, ông Khoa cùng gia đình chịu khó bỏ công chăm sóc bò để bò phát triển tốt. Bản thân ông cùng gia đình mong muốn từ con bò cái giống này sau thời gian nuôi sẽ đẻ thêm bò con, giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành cho biết hàng năm đã ủy quyền cho Liên đoàn Lao động huyện xem xét hồ sơ và giải ngân khoảng 200 triệu đồng cho công chức, viên chức, lao động trên địa bàn huyện vay phát huy ngành nghề truyền thống, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Theo ý kiến của ông Lâm Minh Lâm – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Châu Thành cho biết thêm: “Do nhu cầu vốn vay của đoàn viên công đoàn và người lao động nhiều, nhưng nguồn vốn phân bổ từ cấp trên đến cho mỗi địa phương còn thấp, thời gian xoay vòng nguồn vốn ngắn nên việc tăng gia sản xuất cho người lao động cũng có những hạn chế nhất định. Như đối với việc chăn nuôi bò, người nhận vốn vay mong muốn số vốn vay cao hơn và thời hạn cho vay dài hơn để việc chăn nuôi hiệu quả”.

Mặc dù nguồn vốn không nhiều, nhưng hoạt động cho vay của Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi, đã góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đây chính là nỗ lực của tổ chức công đoàn để chăm lo đời sống người lao động tốt hơn./.

Quốc Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Huân chương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Văn bản chỉ đạo điều hành
Văn bản dự thảo
Xây dựng công đoàn vững mạnh
Nghiên cứu - trao đổi
Tư vấn pháp luật
https://congdoan.tayninh.gov.vn/download/Lich-lam-viec/
Hệ thống thông tin phục vụ công tác
Trang thông tin điện tử
Chinh1 phu3
Liên đoàn lao động việt nam
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay167
  • Tháng hiện tại17,759
  • Tổng lượt truy cập9,875,968
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây